Các tổ chức phân cấp hàng hải (cơ quan đăng kiểm) được sinh ra từ nhu cầu đảm bảo sự an toàn và an ninh liên tục của lĩnh vực hàng hải đối với tàu thuyền và các công trình hỗ trợ hàng hải khác nhau. Do đó, vai trò của đăng kiểm được thiết lập khá vững chắc và vô cùng quan trọng.
Nếu không có đăng kiểm phân cấp cho tàu thuyền, sẽ không có chuẩn mực hoặc tiêu chuẩn hướng dẫn cho tàu và các công trình hàng hải khác.
Sự khởi đầu
Thực tiễn ban đầu dựng lên bởi một nhóm các nhà bảo lãnh hàng hải thương mại để thử nghiệm và phát triển một mô hình riêng biệt để đánh giá tàu vào giữa những năm 1700 ở London, Anh, đã dẫn đến sự hình thành của tổ chức phân cấp tàu thuyền đầu tiên.
Mô-đun này liên quan đến việc chỉ định các hệ thống lưu ý cảnh báo khác nhau cho các con tàu để các quy trình bảo hiểm có thể được hỗ trợ trong trường hợp có bất kỳ vấn đề nào phát sinh sau này.
Vì những nhà bảo lãnh hàng hải này thường tập hợp tại một quán cà phê có tên Lloyd's Coffee House, việc biên soạn các thông báo và thông số kỹ thuật của họ được gọi là Sổ đăng ký của Lloyd, chính thức ra đời vào năm 1764.
Trong những năm tiếp theo, nhiều hiệp hội đăng kiểm tàu khác đã ra đời, như Det Norske Veritas (DNV) năm 1864, Germanischer Lloyd (GL) năm 1867 và Bureau Veritas (BV) năm 1828.
Vai trò và tầm quan trọng của một cơ quan đăng kiểm
Hiện tại, có hơn 50 tổ chức đăng kiểm tồn tại. Một tổ chức phân cấp tàu phải ghi chú cấp độ hoặc phân cấp cho con tàu, cấu trúc tàu, bảo trì và khía cạnh cấu trúc của các công trình cấu trúc khác nhau nằm trên biển khơi.
Tuy nhiên, điểm cốt lõi là trong khi một tổ chức phân cấp tàu chú thích phân loại cần thiết, nó không phải là một cơ quan chính thức. Do đó, các hiệp hội đăng kiểm không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trong trường hợp tàu không đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định và trong trường hợp gặp tai nạn.
Tuy nhiên, đồng thời, các công ước của UNCLOS và SOLAS đã đưa ra các điều khoản đặc biệt để xác định rằng các tàu cần được phân cấp vì lợi ích của cộng đồng vận tải biển.
Một hiệp hội riêng của các tổ chức đăng kiểm được gọi là IACS (Hiệp hội đăng kiểm quốc tế).
Một cơ quan đăng kiểm cần tuân thủ các quy định của hiệp hội để tham gia hiệp hội này. Một quan chức cấp cao của mỗi đăng kiểm trong số 50 tổ chức phân cấp tàu đại diện cho cơ quan đăng kiểm của mình trong IACS. Tương tự, trong khi mỗi tổ chức đăng kiểm có điều lệ riêng về các quy tắc và quy định, tất cả các thành viên của IACS đều đưa ra một số căn cứ chung.
Nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan đăng kiểm
- Đưa ra một hệ thống thông báo ghi nhận chi tiết cho các tàu và công trình được phân cấp.
- Cơ quan đăng kiểm phê duyệt, lập kế hoạch, kiểm tra các bộ phận và thử kiểm nghiệm vật liệu trong quá trình đóng thân vỏ tàu, chế tạo máy móc, trang thiết bị tàu (như: neo, sợi xích neo, sửa chữa tời neo và tời dây), và khi cần thiết, kể cả máy móc làm lạnh.
- Đảm bảo rằng các tàu và công trình hàng hải tuân thủ hệ thống phân cấp này bằng cách thực hiện các đánh giá, thẩm định thích hợp.
- Công nhận xếp hạng, phân cấp theo yêu cầu cho tàu và tiếp tục thẩm định để đảm bảo con tàu tuân thủ thông báo hạng tàu theo quy định.
- Sau khi kiểm tra thỏa đáng và thử nghiệm trên biển, đăng kiểm cấp giấy chứng nhận cấp tàu, giấy này được lưu giữ trên tàu và nhập các thông tin chi tiết của con tàu vào hồ sơ cơ quan đăng kiểm.
- Đối với tàu biển có máy làm lạnh được phân cấp với cơ quan đăng kiểm, tổ chức phân cấp có thể được yêu cầu tiến hành kiểm tra đánh giá máy móc thiết bị này ở cảng làm hàng, và nếu thuận tiện, cuộc kiểm tra này có thể được kết hợp với kiểm tra đánh giá đăng kiểm định kỳ. Với sự ra đời của hệ thống kiểm tra và cấp chứng nhận hài hòa, các cuộc kiểm tra, đánh giá phân loại tàu hiện được tổ chức đồng thời với kỳ đánh giá đăng kiểm theo công ước Loadline, Solas và Marpol.
- Thực hiện đánh giá, kiểm tra dưới nước thay thế 1 trong 2 kỳ kiểm tra trên dock được yêu cầu 5 năm một lần đối với các tàu dưới 15 tuổi và bề rộng lớn hơn 30 m sử dụng sơn bảo vệ phần vỏ dưới nước phù hợp.
- Kiểm tra, đánh giá hệ thống khí trơ hàng năm và kiểm tra đặc biệt hệ thống tạo khí trơ 5 năm một lần.
- Sau khi hoàn thành kiểm tra - đánh giá, một đăng kiểm viên thường cấp giấy chứng nhận tạm thời (tạm thời) về phân cấp, cho phép tàu ra khơi. Người kiểm tra - đánh giá sau đó gửi báo cáo đánh giá và khuyến nghị cho ủy ban của cơ quan đăng kiểm, nơi cấp giấy chứng nhận phân cấp mới trong hạn thời gian thích hợp.
- Nếu có yêu cầu, Tổ chức phân cấp tàu cũng kiểm tra - đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho thiết bị xếp dỡ hàng hóa.
- Theo yêu cầu của chủ tàu, cơ quan đăng kiểm có thể thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng cho công ty (SMS) theo bộ luật ISM và định kỳ tiến hành các cuộc đánh giá ngoài.
Kết luận
Các tổ chức phân cấp tàu thuyền phải chú ý nghiêm ngặt nhất đến mọi thứ, từ bản thiết kế của con tàu đến các khía cạnh đóng tàu. Tuy nhiên, một số thiếu sót nhất định tồn tại, chẳng hạn như các khâu kiểm tra riêng biệt các bộ phận và thành phần được sử dụng trong cấu trúc của con tàu hoặc các công trình hàng hải khác. Các cơ quan đăng kiểm đã được tích hợp vào hệ thống vận hành hàng hải khá liền mạch. Chúng đã là một mắt xích quan trọng trong các hoạt động hàng hải trong hơn 2 thế kỷ qua, một sự phát triển ban đầu hoàn toàn không giống bất kỳ một tổ chức nào.
Vincent Nguyen
Nguồn: Marine Insight - 25/6/2024