Mỹ đang theo dõi chặt chẽ sự gia tăng gần đây trong xuất khẩu dầu thô của Nga đến các cảng của Trung Quốc thông qua Tuyến đường biển phía Bắc (viết tắt NSR), cho thấy sự hợp tác ngày càng tăng giữa Moscow và Bắc Kinh ở khu vực Bắc Cực khi Nga phải đối mặt với các lệnh trừng phạt nghiêm trọng của phương Tây vì mở chiến dịch đặc biệt ở Ukraine.
Không ai ở khu vực trên đó đang muốn tìm kiếm xung đột. Mọi diễn biến sẽ được theo dõi chặt chẽ, ông John Kirby, điều phối viên Hội đồng An ninh Quốc gia, người xem xét các thông tin liên lạc chiến lược, cho biết hôm thứ Ba ngày 3/10 trong một cuộc họp báo của Nhà Trắng.
Vào năm 2023, đã có khoảng một tá các chuyến hàng dầu của Nga đến Trung Quốc dọc theo tuyến NSR, chạy dọc theo bờ biển của Nga đến eo biển Bering từ Biển Barents. Theo dữ liệu thu thập được từ Trung tâm Logistics Bắc Bộ của Đại học Nord, không có hoạt động xuất khẩu dầu nào qua Bắc Cực sang Trung Quốc trong những năm trước, ngoại trừ một cuộc hành trình thử nghiệm vào cuối năm 2022.
Với các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây hạn chế nhu cầu đối với dầu thô của Nga và Trung Quốc đang háo hức mua nó, Moscow đang mở rộng cánh cửa Bắc Cực sang Bắc Kinh, theo nhận định của người sáng lập Viện Bắc Cực Malte Humpert.
Đó là một quyết định khôn ngoan của Moscow. Vận chuyển qua NSR nhanh hơn khoảng 30% so với tuyến qua kênh đào Suez thông thường và dễ hành trình hơn do biến đổi khí hậu nên chỉ cần vượt quamột vùng băng nhỏ hơn.
Giao thông gia tăng ở khu vực sẽ gây nguy hiểm môi trường lớn hơn, đặc biệt là vì Moscow đã chỉ ra rằng họ sẽ bắt đầu vận chuyển dầu ở Bắc Cực bằng cách sử dụng tàu chở dầu không thuộc phân cấp tàu dầu chạy vùng biển có băng (tàu có thân tàu không đủcứng vượt qua vùng băng).
Theo báo cáo Trung Quốc nhập khẩu dầu từ Nga đã tăng 23% trong năm nay, lên 400.000 thùng/ngày, so với mức trung bình năm 2022.
Ông Kirby khuyến khích Bắc Kinh tuân thủ hạn chế mức giá 60 USD/thùng đối với dầu của Nga do các đồng minh phương Tây áp dụng từ hậu quả cuộc chiến của Nga. Tuy nhiên, hồ sơ giao dịch cho thấy dầu thô của Nga đang được bán với giá khoảng 80 USD/thùng, buộc Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen phải thừa nhận trong tuần này rằng tính hữu dụng của giới hạn Giá Trần có thể đang suy yếu.
Quan hệ Trung Quốc và Nga thắt chặt
Khi các tập đoàn năng lượng lớn của phương Tây, bao gồm British Petroleum và Shell, rút lui khỏi Nga sau cuộc chiến xẩy ra vào năm 2022, Moscow bắt đầu ngày càng phụ thuộc tài chính vào Bắc Kinh để tài trợ cho các dự án năng lượng như bến cảng LNGYamal cũng như các dự án cơ sở hạ tầng khác ở Bắc Cực.
Đầu tư vào các dự án của Nga có thể giúp Trung Quốc, quốc gia không có đường bờ biển ở Bắc Cực nhưng tự tuyên bố mình là một cường quốc "gần Bắc Cực" vào năm 2018, đạt được mục tiêu mở rộng vai trò Bắc Cực, tăng khả năng tiếp cận các tuyến đường hàng hải và tài nguyên thiên nhiên, đồng thời củng cố ảnh hưởng địa chính trị.
Cho đến nay, các kế hoạch của Bắc Kinh đã bị Moscow chặn lại, đường bờ biển chiếm 53% bờ biển Bắc Băng Dương và đang bảo vệ quyết liệt sự thống trị vùng phía bắc của mình. Tuy nhiên, đối mặt với sự cô lập về kinh tế do hậu quả của cuộc chiến, việc chống đỡ của Nga có thể được đếm theo ngày.
Ông Kirby liên kết với NSC đã bác bỏ những lo ngại liên quan đến một liên minh địa chính trị đang phát triển giữa Bắc Kinh và Moscow, tuyên bố rằng sự hợp tác Bắc Cực của họ chủ yếu về "kinh tế và khoa học".
Ông cũng ngụ ý rằng mục tiêu của nhóm liên minhkhông phải là hạn chế sức mạnh của Nga trên chínhlãnh thổ của mình.
Bắc Cực giáp với 8 quốc gia: Hoa Kỳ, Nga, Canada, Đan Mạch (qua Greenland), Ai-len, Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan. Họ đều là thành viên của Hội đồng Bắc Cực, một nền tảng hợp tác về các vấn đề như tuyến đường vận tải đường biển, biến đổi khí hậu và quyền của người bản địa.
Hội đồng đã ngừng hoạt động với Moscow ngay sau khi Nga mở chiến dịch đặc biệt ở Ukraine. Theo Morten Hglund, Chủ tịch các quan chức cấp cao Bắc Cực, nhóm đã đạt được sự đồng thuận vào tháng 8 để kích hoạt lại các nhóm làm việc, bước đầu tiên trong việc nối lại hợp tác.
Nguồn: marineinsight.com
Biên dịch: Vincent Nguyen