Dịch vụ
Tìm kiếm
lịch tàu Book chuyến Tuyển dụng Liên hệ

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, nhập khẩu than các loại về Việt Nam trong tháng 5 đạt hơn 5,057 triệu tấn với trị giá hơn 679 triệu USD, tăng 42,2% về lượng và tăng 14% về kim ngạch so với tháng trước đó. Tính chung trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu hơn 17 triệu tấn than với trị giá 2,6 tỷ USD, tăng 39,9% về lượng và giảm 13,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.

Về thị trường, Nga là một trong những nhà cung cấp ghi nhận mức tăng trưởng trong 4 tháng liên tiếp của Việt Nam. Cụ thể trong tháng 5, nhập khẩu các loại than của Moscow về Việt Nam đạt 316.697 tấn, trị giá hơn 63 triệu USD, tăng 242% về lượng và tăng hơn 117% so với tháng 5/2022. Tính đến hết tháng 5, nhập khẩu than Nga đạt 1,263 triệu tấn với gần 300 triệu USD.

Trong vòng 4 tháng trở lại đây, nhập khẩu than liên tục tăng mạnh. Nguyên nhân là bởi năng lực sản xuất than trong nước chỉ đáp ứng 40 – 45% nhu cầu dẫn đến cần tăng trưởng nhập khẩu từ các thị trường như Trung Quốc, Nga,… để cung ứng cho các ngành sản xuất, đặc biệt là cho sản xuất điện.

Trong nhiều thập kỷ qua, than đá, dầu mỏ và khí đốt của Nga được xuất khẩu chủ yếu sang các quốc gia châu Âu. Tuy nhiên sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra, than đá đã trở thành mặt hàng xuất khẩu đầu tiên của Nga bị trừng phạt toàn diện với lệnh cấm vận chuyển hoàn toàn kể từ ngày 1/8/2022.

Trong năm 2022, Việt Nam đã chi hơn 590 triệu USD để nhập khẩu hơn 2,2 triệu tấn than từ Nga. Theo dữ liệu từ Statista, Nga sản xuất 443,6 triệu tấn than vào năm 2022, tăng 0,3% so với năm 2021. Xuất khẩu than của quốc gia này đã giảm 7,5% xuống 210,9 triệu tấn sau khi Liên minh châu Âu (EU) và Anh áp dụng lệnh cấm vận đối với than Nga. Tuy vậy xuất khẩu than vẫn mang về hơn 17,6 tỷ USD cho Nga trong năm 2022, xếp thứ 3 thế giới.

Trong năm 2022, các nhà sản xuất than của Nga đã tăng nguồn cung cho thị trường trong nước thêm 12,2% lên hơn 172 triệu tấn đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu sang các “quốc gia thân thiện”, đặc biệt là Trung Quốc. Các hợp đồng xuất khẩu than sang Trung Quốc được Nga thực hiện trong năm 2022 đã tăng lên hơn 11%, tương đương 59,5 triệu tấn. Mức tăng trưởng này là do Trung Quốc dỡ bỏ biện pháp Zero Covid và nối dần lại các hoạt động sản xuất công nghiệp sau đại dịch.

Trong quý 1/2023, Trung Quốc vẫn tiếp tục là khách hàng lớn của Nga, đáng chú ý khối lượng xuất khẩu đạt kỷ lục vào tháng 2 vừa qua với khoảng 8,8 triệu tấn.

Theo Bộ Năng lượng Nga, dự trữ than của nước này đủ sử dụng trong 300 năm và không có mối đe dọa an ninh năng lượng nào đối với Moskva.

“Nga có đủ dự trữ về năng lượng. Về than đá, chúng ta có hơn 100 năm trữ lượng đã được thăm dò và vào khoảng 200 năm hoặc hơn đối với các trữ lượng chưa khai thác. Nga đang làm tốt việc dữ trữ các nguồn tài nguyên thiết yếu, đảm bảo an ninh năng lượng nói chung”, Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga – ông Sergey Mochalnikov cho biết vào tháng 4 vừa qua.

Nguồn: cafef.vn 

Có thể bạn quan tâm

Ngày 29/5: Lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm sâu, lãi suất cho vay bắt đầu đồng loạt giảm mạnh
Ngày 29/5: Lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm sâu, lãi suất cho vay bắt đầu đồng loạt giảm mạnh 02/06/2023

Nhiều ngân hàng giảm mạnh cả lãi suất tiền gửi kỳ hạn ngắn và lãi suất kỳ hạn dài, mức điều chỉnh tới 0,5-0,7 điểm %. Lãi suất cho vay cũng sẽ bắt đầu giảm mạnh từ tuần này.

Việt Nam thay thế một khối lượng đáng kể hàng container xuất khẩu sang Mỹ từ Trung Quốc
Việt Nam thay thế một khối lượng đáng kể hàng container xuất khẩu sang Mỹ từ Trung Quốc 02/06/2023

Các mô hình thương mại toàn cầu đang được định hình lại với tốc độ nhanh chóng, với xu hướng đưa hoạt động sản xuất trở về chính quốc (reshoring) hiện đang làm giảm rõ ràng sự thống trị của Trung Quốc trong các giao dịch container xuyên Thái Bình Dương.

Sea World bán tàu chở dầu cho 1 doanh nghiệp Việt Nam
Sea World bán tàu chở dầu cho 1 doanh nghiệp Việt Nam 24/03/2023

Sự chênh lệch lớn giữa nhu cầu năng lượng to lớn do nền kinh tế định hướng của Trung Quốc và mức dự trữ tối thiểu dầu và khí đốt trong nước của nước này có nghĩa là nước này là động lực chính của ‘siêu chu kỳ′ hàng hóa 2000-2014, được đặc trưng bởi xu hướng giá cả hàng hóa liên tục tăng.